Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Trừng Phạt Khi Xúc Phạm Đấng Toàn Năng và Khinh Thường Các Biểu Tượng Thiêng Liêng, Phần 3/3

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Trong phần trước, chúng ta đã được biết về cuộc phá hủy quy mô lớn các chùa chiền và tượng Phật trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc từ năm 1966 đến năm 1976. Những hành động phá hoại này không chỉ làm thiệt hại di sản văn hóa và gây tổn hại đến linh khí quốc gia, mà còn khiến cho những người liên quan phải đối mặt với những hậu quả tức thì và nghiêm trọng.

Năm 1969, Quân khu Bắc Kinh đã nhắm vào Chùa Ngũ Lang và Hang Kim Cương trên Ngũ Đài Sơn để xây dựng một khu biệt thự cho Lâm Bưu, một nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng, do khu vực này có phong thủy đặc biệt. Kết quả là, gần như tất cả tượng Phật, kiến trúc và di tích văn hóa đều bị phá hủy.

Trong quá trình phát nổ, trên trời đột nhiên kéo đến những đám mây kỳ lạ. Một nhiếp ảnh gia đã ngay lập tức dùng ống kính lưu lại hiện tượng đặc biệt này. Bức ảnh đáng quý hiện ra rất rõ ràng hình tượng của Văn Thù Bồ Tát hiện nay được thờ phụng trong chùa Tượng Phù.

Thực tế, địa điểm, nơi mà đã bị phá hủy để xây khu biệt thự cho Lâm Bưu, chỉ được gia đình ông đến thăm đúng một lần, dù hàng ngàn di tích văn hóa và lịch sử đã bị mất. Người ta tin rằng điều này có liên quan đến việc ông đã phá hủy Ngũ Đài Sơn và các chùa chiền trên núi trước đó. Những hành động bổ báng như vậy được cho là đã dẫn đến sự trừng phạt, khiến ông phải đối mặt với hậu quả do những thiệt hại ông đã gây ra.

Tại sao ông ta có thể bất chấp tất cả để xây biệt thự riêng cho mình nhưng lại chỉ ở đó có một lần? Bởi sau khi xây dựng xong tòa biệt thự đó, ông ta mắc một căn bệnh kỳ quái: sợ lạnh, sợ nóng, đau nhức mỏi vai, mất ngủ, suốt ngày không sao an tĩnh được, đến tối lại còn khủng khiếp hơn. Đi bệnh viện thì không tra ra bệnh, như kiểu vong linh ở cõi âm muốn đến đòi mạng. Cuối cùng, trong cuộc tranh giành quyền lực, kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông bị bại lộ. Năm 1971, Lâm Bửu cùng vợ và con trai trong lúc lên máy bay bỏ trốn thì đã thiệt mạng vì sự cố rơi máy bay ở Mông Cổ.

Không ai có thể lường trước rằng những hành động trong quá khứ sẽ còn tiếp tục phủ một bóng đen lên hiện tại, khi những hành động phạm thượng vẫn xảy ra ngày nay. Vào tháng 7 năm 2016, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai quân đội để phá hủy Viện Phật học Lạt Vinh Ngũ Minh, một địa điểm linh thiêng và là một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới. Cuộc phá hủy này đã gây ra sự mất mát to lớn đối với cộng đồng Phật giáo và nền văn hóa truyền thống của khu vực.

Có hơn 3.200 phòng sá ở Học viện Phật giáo Larung Ga đã bị phá hoại. Các nhà sư, tăng ni bị cưỡng chế viết giấy tự nguyện rời bỏ tu luyện, bị cưỡng ép phải hoàn tục kết hôn, bị buộc phải đi ngược lại với giới luật và niềm tin của mình, thậm chí bị tra tấn bỏ tù.

Năm 2017, chính phủ Trung Quốc tiếp tục thực thi các chính sách nghiêm ngặt kiểm soát các hoạt động tôn giáo và văn hóa của các cộng đồng Hồi giáo ở Tân Cương. Sự kiểm soát này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thánh địa Hồi giáo trong khu vực. Những thí dụ điển hình bao gồm việc phá hủy Nhà thờ Hồi giáo Hoan Hô và Nhà thờ Hồi giáo Thiên Sơn ở Ô Lỗ Mộc Tề, dẫn đến những tổn thất sâu sắc về văn hóa và tín ngưỡng chó các cộng đồng Hồi giáo ở Trung Quốc.

Tượng Quán Thế Âm cầm Bình Nước Cam Lồ tại Đền Hoàng An ở Hà Bắc, Trung Quốc, được tạc trên vách đá, tượng trưng cho lòng từ bi và sự cứu rỗi, đòng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị tôn giáo và tâm linh. Tuy nhiên, năm 2019, việc phá hủy bức tượng đã gây ra sự phẫn nộ và bất bình trong các cộng đồng tôn giáo và những nhà bảo tồn di sản, họ coi hành động này là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến di sản văn hóa và tôn giáo.

Năm 2019, chính quyền Trung Quốc đã cho thổi bay phần đầu tượng Phật Quan Âm cao gần 60 mét. Công trình trị giá gần 60 tỷ đồng được tạo tác trên vách núi. Sau đó, lo ngại người dân phục dựng, chính quyền đã tiếp tục đã cho nổ tung toàn bộ bức tượng.

Cũng trong khoảng thời gian đó, bức tượng Phật Khổng Lồ vĩ đại của làng Hạ Thủy ở Quý Dương, Quý Châu, đã bị xúc phạm. Một nhóm chính quyền địa phương đã bịt mắt, mũi, tai, miệng và má của bức tượng bằng xi-măng với lý do “gia cố kết cấu”, song thực chất là, họ đã làm phẳng khuôn mặt của Đức Phật.

Những hành động tàn phá tôn giáo không ngừng này đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi, không thể bị phớt lờ nếu không cân nhắc đến hậu quả của chúng. Thiên tai đã liên tục xảy ra – không chỉ trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa mà còn trong nhiều năm tiếp sau, và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Tần suất xảy ra thiên tai ở Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Trong một vài thập kỷ gần đây, quốc gia này đã trải qua hầu hết tất cả những mối nguy lớn như động đất, bão lốc, lũ lụt, hạn hán, bão cát, triều cường, sạt lở đất, dòng vật vụn, mưa đá, đợt lạnh, sóng nhiệt, bệnh dịch do sâu bệnh và động vật gặm nhấm, cháy rừng và đồng cỏ, và thủy triều đỏ. Những hiện tượng này đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới xe cộ, nhà cửa, mùa màng và dẫn đến những mất mát đau lòng về sinh mạng con người.

Liệu hậu quả từ việc phá hủy các tượng Phật cũng như các biểu tượng linh thiêng có phải là nguyên nhân ẩn sau cơn thịnh nộ của Trời và Đất không?

Hai ngàn năm trước, Afganishtan là một trung tâm Phật giáo quan trọng, đặc biệt là ở Thung lũng Bamiyan – một khu vực thịnh vượng và phát triển dọc theo Con Đường Tơ Lụa huyền thoại. Đầu thế kỷ thứ 6, cuộc phá dỡ bi thảm các bức tượng Phật đã diễn ra, chấn động cả thế giới. Hành động vô minh xúc phạm Đấng Thiêng Liêng đã mở ra cánh cửa dẫn đến những câu chuyện về sự trừng phạt đầy bí ẩn và sâu xa, để lại dấu ấn ám ảnh trong lịch sử nhân loại.

Năm 2001, hai tượng Phật khổng lồ bị phá hủy. Bức tượng lớn hơn, cao tầm 53 mét, tượng trưng cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và là một trong những tượng Phật đứng cao nhất trên thế giới. Bức tượng còn lại, cao 35 mét, được nhiều học giả tin là biểu tượng của Đức Phật Đại Nhật Như Lai. Cả hai bức tượng được tạc trong các hốc đá.

Ngày 14 tháng Ba năm 2001, phiến quân Hồi giáo ép các tù nhân ôm những khối bom cài lên tượng Phật. Các chỉ huy cho thực hiện dùng tên lửa phòng không vác vai nã hết vào phía trên của tượng Phật. Tuy nhiên, bức tượng đã chứng tỏ một điều rằng rất khó để có thể phá hủy trước sự ngu muội của những kẻ cực đoan. Dù bề mặt bị hư hại nặng nề nhưng hai tượng Phật vẫn trong tư thế đứng nguyên vẹn. Vì vậy, với quyết tâm hủy hoại đến cùng, những chiến binh Hồi giáo đã cài nhiều khối thuốc nổ ở dưới đế chân Phật nhằm làm sập bức tượng từ dưới đáy. Thêm vào đó họ còn cài thuốc nổ vào các lỗ trên thân bức tượng nhằm đẩy bật bức tượng ra khỏi vách đá. Sau đó, các chiến binh đu mình trên vách núi để đặt mìn vào các lỗ hổng trên thân tượng. Cuối cùng, một tên lửa được sử dụng để phá hủy hoàn toàn phần đầu tượng.

Trong sự mù quáng và ích kỷ của mình, các chiến binh đã phá hủy những kiệt tác văn hóa vô giá này, để lại cho nhân loại nỗi đau và sự bất lực khi những âm mưu chính trị phức tạp của Afghanistan đã gây thiệt hại cho di sản linh thiêng của thế giới. Chín tháng sau khi phá hủy hai bức tượng Phật khổng lồ, nhóm phiến quân, kiểm soát tới 90% đất nước Afganishtan, đã nhanh chóng sụp đổ trong vòng một tháng dưới sự tấn công của liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo trong Cuộc chiến Chống Khủng bố Toàn cầu. Nhiều người tin rằng sự sụp đổ này là hậu quả trực tiếp, một hình thức trừng phạt của Đấng Thiêng Liêng vì tội phạm thượng của họ khi phá hủy những địa danh di sản văn hóa linh thiêng này.

Ngày 5 tháng 7 năm 2008, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư (thuần chay) đã từ ái chia sẻ những cách thức để ngăn ngừa thiên tai và vượt qua tai ương.

Hãy ăn thuần chay và giúp đỡ lẫn nhau, đó là tất cả những gì chúng ta cần làm. Các thảm họa trên tinh cầu sẽ không còn tồn tại và không còn nữa. Tất cả các thảm họa, bao gồm thiên tai, đều do con người gây ra. Do con người gây ra theo nghĩa là nó được tạo ra từ từ trường phủ định mà chúng ta đã tạo ra qua hàng thế kỷ hay hàng triệu năm. “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Nếu quý vị làm điều xấu, hậu quả xấu sớm hay muộn sẽ trở lại với chúng ta.

Rất đơn giản. Hãy ăn thuần chay. Hãy yêu thương và tử tế. Hãy tha thứ. Và nếu có thể, hãy là người mang ánh sáng. Nghĩa là hãy giác ngộ. Điều đó hoàn toàn đủ để bảo vệ cuộc sống của quý vị trên Địa Cầu và bảo vệ một nơi trên Thiên Đàng.
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-22
2 Lượt Xem
31:45

Tin Đáng Chú Ý

128 Lượt Xem
2024-11-20
128 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android