Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Phụng Sự Vô Điều Kiện Gặt Hái Công Đức Và Lợi Ích Trong Sự Tu Hành Phần 2/2

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Sau khi Bồ Đề Đạt Ma nói với ông là ông không có công đức nào hết, Lương Vũ Đế không hài lòng. “Trẫm đã làm đủ thứ việc công quả. Làm sao Ngài có thể nói rằng trẫm không có công đức? Người này hẳn không phải là Phật tử. Ông ấy nói không giống như những người khác”. Đó là bởi vì mỗi khi Lương Vũ Đế cúng dường một nhà sư, nhà sư sẽ nói: “A! Bệ hạ thật tốt bụng, người sẽ có vô lượng công đức”.

Anh có thoải mái không? (Dạ có.) Quỳ ở đó, đầu gối của anh có thể bị đau. Nếu ở nhà vợ anh bắt phạt, thì anh sẽ không thể quỳ nổi. Rồi. Lương Vũ Đế cũng là một tín đồ Phật giáo thời đó. Ông tin vào Phật giáo, nhưng đẳng cấp của ông thấp. Ông hỏi Bồ Đề Đạt Ma ông đã đạt được bao nhiêu công đức từ việc xây rất nhiều chùa chiền và cúng dường cho rất nhiều nhà sư. Bồ Đề Đạt Ma nói: “Không có gì hết”. Đó là bởi vì ông làm những việc đó vì lòng tham. Có lẽ ông cũng có chút công đức, nhưng chỉ một chút thôi. Có thể là bao nhiêu? Nó giống như không có gì cả. Nếu ngã chấp của ông xuất hiện và ông nghĩ mình là người làm, thì ma vương sẽ lấy đi hết. Nếu quý vị nghĩ mình là người làm, ma vương sẽ lấy đi mọi thứ, không để lại cho quý vị gì hết. Rồi ma vương sẽ có công đức thay vì quý vị.

Sau khi Bồ Đề Đạt Ma nói với ông là ông không có công đức nào hết, Lương Vũ Đế không hài lòng. “Trẫm đã làm đủ thứ việc công quả. Làm sao Ngài có thể nói rằng trẫm không có công đức? Người này hẳn không phải là Phật tử. Ông ấy nói không giống như những người khác”. Đó là bởi vì mỗi khi Lương Vũ Đế cúng dường một nhà sư, nhà sư sẽ nói: “A! Bệ hạ thật tốt bụng, người sẽ có vô lượng công đức”. Có phải vậy không? (Dạ phải.) Các nhà sư nói như vậy. Nhưng nhà sư đến từ Ấn Độ này không hiểu gì cả. Ngài nói không có công đức. Ngài nói thế là ý gì? Rồi hoàng đế đuổi Ngài đi.

Sau đó, vua nhận ra sự thật khi nhiều phép lạ xảy ra, và mọi người nói rằng nhà sư đó giỏi. Chỉ khi đó vua mới nhận ra sự thật. Ông hỏi ý kiến của quốc sư, và quốc sư nói: “Ngài ấy đã đúng. Bệ hạ thực sự không có công đức nào. Bởi vì bệ hạ đã làm những điều đó để tìm kiếm phước báu, bệ hạ không đạt được gì cả. Bệ hạ không bố thí vô điều kiện, nên bệ hạ không có công đức. Những gì Ngài ấy nói là đúng”. Với sự hối hận, hoàng đế cuối cùng đã nhận ra sự thật. Ông tin tưởng vị quốc sư, biết rằng vị này không dám gạt ông. Hiểu không? Chặt đầu, phải không? Ông ta sẽ bị xử trảm. Vì vậy, vua tin tưởng quốc sư này, người đã ở bên vua lâu lắm rồi. Hoàng đế đã hỏi ý kiến vị đó về mọi thứ. Vị quốc sư này nói sự thật, biết mình được hoàng đế tin tưởng và sẽ không bị xử trảm. Không bị “chặt, chặt”.

Hoàng đế đầy hối hận. Ông sai quân lính mời Bồ Đề Đạt Ma trở lại, nhưng họ không thể kéo Ngài ra khỏi đại định, cho dù [họ] dùng dây thừng. Ngài không muốn đi, hiểu không? Cho nên hoàng đế không bao giờ gặp lại Ngài nữa; quá trễ rồi. Hoàng đế không thể làm gì được. Bồ Đề Đạt Ma không sợ chết. Khi quý vị không sợ chết, ai có thể uy hiếp quý vị chứ? Phải không? Dĩ nhiên, nếu quý vị phải nuôi nấng con cái hoặc chăm sóc cha mẹ già, quý vị có thể hơi sợ chết. Quý vị sẽ sợ vì lợi ích của họ. Nếu không, sớm muộn gì cái chết cũng sẽ đến. Chỉ là ăn thêm mấy bát cơm.

Hồi tôi 17 tuổi, tôi đã hiểu điều này rồi. Tôi biết rằng sống lâu hơn có nghĩa là ăn thêm vài bát cơm. Nếu quý vị chết sớm hơn, quý vị sẽ ăn ít cơm hơn. Đâu có gì quan trọng. Ăn ít hay ăn thêm mấy bát cũng gần như nhau. Hồi tôi 17 tuổi, tôi đã hiểu rõ điều này rồi. (Sư Phụ đã khai ngộ năm 17 tuổi.) Ý nghĩ đến một cách tự nhiên; không có ai nói với tôi. Nó quá rõ ràng với tôi – rõ ràng như món súp mà tôi đang ăn. Ngon lắm! Rất ngon, rất ngon. Thành ra mình nên làm mọi việc mà không nghĩ đến công đức. Có được công đức hay không, không quan trọng. Vì tu hành Pháp Môn Quán Âm, chúng ta đã có đủ công đức rồi. (Chỉ cần làm với tâm hoan hỷ.) Chỉ cần nấu ăn với tâm vui vẻ. (Chúng ta nên làm mọi việc với tâm hoan hỷ.) Đúng, với tâm vui vẻ. Rất ngon. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ đã thử món súp. Xin cảm ơn Sư Phụ. Cảm ơn Ngài.) Cảm ơn quý vị. (Xin cảm ơn Ngài, cảm ơn Sư Phụ.) Trở lại làm việc. (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Hôm nay là ngày may mắn của quý vị – không có cha, mẹ hoặc bạn gái. Vợ anh ấy thường bắt nạt anh ấy, nhưng anh ấy có thể dùng câu này để bảo vệ cho mình: “Thấy chưa, anh đã ngồi ăn với Sư Phụ. Em được ăn [với Sư Phụ] chưa?” Chỉ tượng trưng thôi, hiểu không? Nghĩa là chúng ta đã cùng nhau ăn tối. Tốt, tốt. Cảm ơn, cảm ơn quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Hết súp rồi. (Ở đây ạ.) Chúng ta có thể làm thêm súp. Chà! Thật thỏa mãn. Nếu biết ngon như vậy, tôi đã đến mỗi ngày rồi. Camera. Ồ! Thức ăn ở đây quá ngon. Quý vị sẽ không chán khi ăn ở đây. Thảo nào đồng tu thích đến đây ăn. (Camera. Người quay phim.) Đến ăn đi. Được rồi. (Dạ.)

Khi tôi đi thử máu vì thỉnh thoảng cần kiểm tra sức khỏe – các bác sĩ nghĩ tôi thiền suốt ngày. Các bác sĩ biết là tôi thiền. Họ tưởng tôi không làm gì cả ngày ngoại trừ thiền. Nên họ khuyên tôi tập thể dục. Ồ! Họ không biết tôi tập thể dục nhiều bao nhiêu suốt ngày. Trong nhà, tôi chạy loanh quanh để lấy đồ và lo liệu những thứ khác nhau. Tôi chạy cả ngày, không biết bao nhiêu cây số. Tôi cũng cho người-thân-chó ăn, quét nhà và lau nhà vì sau khi họ ăn, thức ăn vương vãi trên sàn sẽ thu hút kiến và côn trùng nếu mình không dọn sạch sẽ. Cho nên tôi tập thể dục đủ rồi. Sau đó tôi cũng phải viết và vận động tay rất nhiều. Tôi quét nhà, viết lách và vuốt ve mấy bạn chó. Đó là thể dục rất nhiều rồi. Và tôi cũng chạy loanh quanh. Vậy, tôi khá khỏe mạnh! Thử tôi coi! Có ai muốn bị tôi đá không? Ai muốn hy sinh không? Tôi sẽ cho quý vị thấy. Tốt hơn đừng có lộn xộn với tôi.

Hôm nay tôi đã ăn rất nhiều! (Chúng con cũng vậy! Chúng con đã ăn với niềm vui. Vâng.) Thật sao? Có ngon không? (Rất vui ạ.) Ăn một lần như vầy là đủ cho hai, ba ngày. Đủ cho ba ngày. Tôi đã chưa ăn gì hết. Ai nhỏ nhất, thì đưa cho người đó. (Người quay phim.) Này! Đây là chỗ của tôi. Tôi cũng phải trả tiền sao? Tôi không có đồng nào hết! (Không có tiền trả! Dạ, tốt ạ.) Được rồi. Cảm ơn rất nhiều. Xin lỗi, quý vị thì làm việc, còn tôi chỉ ăn. Quý vị đang bận làm việc, phải không? Được rồi. Tôi ăn đủ rồi; đi nào. Không phải tôi không có tiền. (Cảm ơn Sư Phụ.) Vì tôi là chủ nhà ở đây, có lẽ không cần trả tiền. (Cảm ơn Sư Phụ, cảm ơn Ngài. Sư Phụ đẹp quá. Sư Phụ ngày càng khỏe mạnh; rất đẹp. Con thương Ngài. Cảm ơn Sư Phụ.)

Tôi no quá. (Xin cảm ơn Ngài.) May là hôm nay tôi mặc quần áo rộng. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Cảm ơn mọi người. (Cảm ơn Sư Phụ.) Xin lỗi, quý vị vất vả như vậy, mà tôi chỉ đến ăn rồi đi. Chỉ ăn một bữa rồi đi. Quý vị có thể tìm ở đâu ra một Minh Sư tốt như thế? Tôi đến ăn để làm cho quý vị vui vẻ. Quý vị còn muốn gì nữa? Cảm ơn quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ. Tạm biệt Sư Phụ.) Tuần sau mình làm vậy nữa được không? (Dạ được!) Được rồi, tạm biệt. (Thưa Sư Phụ, tạm biệt Ngài.) Như cách tôi ăn, thì tuần một bữa là đủ. (Thưa Sư Phụ, xin giữ sức khỏe và vui vẻ. Xin tạm biệt Sư Phụ.) Tạm biệt. (Tạm biệt Ngài.)

Cảm ơn quý vị đã ăn với tôi. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Họ vẫn còn đây. Đến đây. Hãy để họ nhìn tôi một lần nữa. Tôi sẽ đợi đây. Quý vị không muốn ra về hả? Quý vị muốn gì? Đến đây! (Sư Phụ!) Đến đây. Những người chưa được gia trì, đến đây. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Những người nào chưa được gia trì, đến đây. (Cảm ơn Sư Phụ. Xin Sư Phụ giữ gìn sức khỏe và vui vẻ. Xin bảo trọng.) Không, không cần biết là ai. Đến đây; ai cũng có thể đến. Hôm nay đại hạ giá. (Tuyệt vời! Tuyệt vời! Xin cảm ơn Sư Phụ.) Đến đây, nếu chưa được gia trì. (Cảm ơn Ngài.) Quý vị đã được sờ đầu chưa? (Dạ rồi! Sư Phụ, xin bảo trọng. Cảm ơn Sư Phụ.) Còn ai chưa được sờ đầu? (Còn người quay phim thì sao? Người quay phim. Dạ cảm ơn Sư Phụ.)

Chờ những người đến muộn. Ồ! Những người đến muộn đang đến. Đến đây. Còn ai nữa? (Mọi người đều đã được sờ đầu. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Tôi cũng rất vui khi sờ đầu quý vị. Tôi muốn sờ đầu, nhưng không có đủ thời gian và có quá nhiều công việc. Cảm ơn quý vị cống hiến, đóng góp vô điều kiện. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Ồ! Mấy người đó chưa được sờ đầu, phải không? (Dạ được rồi ạ!) Bây giờ quý vị mới đến. Đến đây. Được sờ đầu rồi thì đừng đến nữa. Đến đây, nếu quý vị chưa được sờ đầu. Cô ấy nói cô ấy chưa sờ đầu. Chưa được sờ đầu. Chứ không phải chưa sờ đầu. Được rồi! Đến đây. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Lâu rồi không gặp. (Cảm ơn Sư Phụ.) Đến đây. (Sư Phụ trẻ mãi!) Cảm ơn quý vị. (Đẹp quá!) Lẽ ra tôi có thể trẻ hơn, nhưng tôi làm việc rất nhiều và có quá nhiều con cái. (Xin cảm ơn Ngài.) Không có chi. Đến đây! Ai chưa được sờ đầu? Đến đây. Ai muốn thử võ công của tôi? Tất cả đều tốt chứ? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Tạm biệt! (Cảm ơn Ngài, cảm ơn Sư Phụ.) Tôi có việc phải làm ở nhà. (Dạ.) Tôi có rất nhiều giấy tờ phải làm khi về nhà. (Ồ! Dạ hiểu ạ.) Rồi, gặp lại sau nhé. (Tạm biệt Ngài. Tạm biệt Ngài.) Tôi no quá. Cảm ơn quý vị. (Cảm ơn Sư Phụ.) Tôi rất thích ăn thức ăn của quý vị. Không ăn thì mệt; ăn thì cũng mệt. (Xin Sư Phụ đi từ từ! Thưa Sư Phụ, tạm biệt Ngài! Chúng con cảm ơn Sư Phụ! Tạm biệt Ngài!)

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/2)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-22
2 Lượt Xem
31:45

Tin Đáng Chú Ý

128 Lượt Xem
2024-11-20
128 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android