Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ngoại Diện Không Luôn Phản Ảnh Sự Khai Ngộ Bên Trong, Phần 5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Nếu muốn trị quốc và giúp dân, thì thậm chí không màng đến danh tiếng của mình nữa. Đừng để người ta biết mình thanh liêm. Không cần để người ta biết mình rất có trí huệ. Không cần để người ta biết mình là người rất có tài trong việc đem lại hòa bình cho đất nước và trị thiên hạ. Không cần. Không cần. Chỉ [âm thầm] tự làm điều đó. Không cần phải nói hay là giải thích. Cũng không cần phải khoe khoang. Thì nhiều khi còn có thể cai trị tốt hơn.

Nếu muốn cứu thế giới, quý vị không nên chấp nhất vào một số khía cạnh nào đó. Tùy theo hoàn cảnh, chúng ta âm thầm giúp bất cứ gì có thể, phải không? Giống như Quản Trọng. Có phải Quản Trọng không? (Dạ phải.) Ông ấy thuộc nước nào? Ngụy? Tề? (Dạ nước Tề. Ông là thừa tướng nước Tề.) Quản Trọng của nước Tề. Quý vị có biết ông ấy không? Ông ấy là một thừa tướng nổi tiếng, phải không? (Dạ phải.) Ông ấy hành động không khác gì ông vua ngu ngốc của nước Tề. Vua làm gì, ông làm đó. Khi nhà vua ngu ngốc, ông ta còn ngu ngốc hơn. Ông không muốn vua nghe mùi đạo đức của mình. Ông không muốn vua nghĩ rằng ông giỏi hơn vua. Tuy nhiên, nhờ đó mà ông mới có thể trị quốc và bình thiên hạ. Ông mới có thể giúp ông vua ngu ngốc đó. Ông thậm chí có thể lợi dụng ông vua ngu ngốc để giúp thần dân của mình. Bởi vì chỉ người dân mới quan trọng, chứ không phải nhà vua. Nếu có thể dùng vua được thì dùng vua. Nếu giết vua, điều đó chỉ mang lại tiếng xấu cho quý vị. Thay vì vậy, quý vị ở bên cạnh vua, chơi cùng vua và rồi dạy vua cách làm mọi việc. Bởi vì quý vị đã chiếm được lòng tin của vua, vua sẽ nghe lời quý vị. Vua sẽ coi quý vị như cộng sự của ông, bởi vì hai người hoàn toàn giống nhau. Cả hai người đều ngu ngốc. Vua không… (Có thể gọi là bạn tri kỷ.) Vua coi quý vị như bạn tri âm, tri kỷ của ông. Ờ. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Vua uống rượu, thừa tướng còn uống nhiều hơn vua. Vua say khướt, thừa tướng còn say bí tỉ hơn. Ông biết nhà vua rất rõ từ bên trong, từ trong tâm ông. Đây là điều gọi là “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Ông không cần phải phô trương đạo đức hay tài năng của mình. Ông chỉ âm thầm trị quốc. Khi đó, có phải là vua Tề Văn… có phải là Tề Văn Chương không? Tề Văn Chương? (Dạ Tề Hoàn Công.) Tề Hoàn Công. Thực ra ông ấy không phải là vua; vua là Quản Trọng. Như vậy mới tốt. Dù đó là Tề Hoàn Công ngồi trên ngai vàng, nhưng chính Quản Trọng là người trị quốc và bình thiên hạ. Bởi vì ông rất uyển chuyển, rất uyển chuyển. Đến kẻ xấu mà ông cũng dùng được. Những gian thần ngu ngốc đó, ông đều có thể chịu đựng được hết.

Người kia không thể chịu nổi, nên không thể làm công việc cho tốt được. Tên của người kia là gì? Ông ấy cũng rất tài năng. (Bào Thúc Nha.) Bào Thúc Nha à? (Dạ Bào Thúc Nha.) Bào Thúc Nha, ông ấy cũng là một người rất tốt, nhưng ông ấy quá tốt, quá cực đoan. Người tốt thì ông ấy rất thích. Kẻ xấu thì, ôi chao, ông ấy sẽ giết họ mà cảm thấy còn chưa cam lòng. Ông ấy sẽ giết họ trong nháy mắt. Cho nên ông không thể trị quốc giỏi như Quản Trọng. Tuy là một trung thần, một đại quan rất thanh liêm, nhưng ông không thể giúp nhiều cho đất nước. Ngược lại, Quản Trọng sống một cuộc sống phóng túng: ăn thịt (người-thân-động vật), uống rượu, hút thuốc, tình cảm nam nữ lung tung. Y hệt như nhà vua. Tuy nhiên, ông lại là người giúp đất nước nhiều nhất, là anh hùng xuất sắc nhất. Bởi vậy khi đọc lịch sử, chúng ta nên học hỏi điều gì đó. Không cần nói chi đến đọc kinh Phật hay là xem giáo lý và bài giảng của Sư Phụ. Nếu có trí huệ, chúng ta luôn có thể học được gì đó từ bất cứ gì chúng ta đọc. Khi chúng ta đọc thấy người khác mang lại hòa bình cho đất nước và trị thiên hạ ra sao, chúng ta cũng có thể biết cách làm điều đó. Hiểu không?

Trị quốc, bình thiên hạ cũng giống như tu hành để độ chúng sinh. Không có gì khác. Phương pháp giống nhau, chiến thuật cũng giống nhau. Và tinh thần phục vụ cũng giống nhau. Là một thừa tướng bình thường, ông biết hy sinh danh tiếng của mình vì lợi ích của người dân. Như vậy mới là trung quân, ái quốc. Lòng trung quân của ông là thật. Nếu không có ông, nước Tề đã bị nuốt chửng từ lâu rồi. Tề Hoàn Công sẽ không thể ngồi trên ngai vàng, ra lệnh và hưởng vinh hoa phú quý. Cho nên ông mới là người trung quân thật sự. Không phải suốt ngày ra lệnh, hay là phê bình vua, rầy la, làm vua xấu hổ. Như vậy mới là trung thần. Một người nên âm thầm làm mọi việc. Làm thế kia cũng tốt, nhưng nó quá… Đôi khi không uyển chuyển cho lắm.

Nếu muốn trị quốc và giúp dân, thì thậm chí không màng đến danh tiếng của mình nữa. Đừng để người ta biết mình thanh liêm. Không cần để người ta biết mình rất có trí huệ. Không cần để người ta biết mình là người rất có tài trong việc đem lại hòa bình cho đất nước và trị thiên hạ. Không cần. Không cần. Chỉ [âm thầm] tự làm điều đó. Không cần phải nói hay là giải thích. Cũng không cần phải khoe khoang. Thì nhiều khi còn có thể cai trị tốt hơn. Nếu để người ta biết quá nhiều, người ta cứ khen ngợi mình. Khi quý vị không thực sự đạo đức mà người ta cứ khen, tâng bốc đức hạnh của quý vị từ tám điểm lên đến mười hai điểm, thì quý vị càng cảm thấy bất ổn hơn. Lần nào mọi người cũng kỳ vọng nhiều hơn ở quý vị. Khi người khác nữa khen quý vị, thì nó sẽ thành 15 điểm, rồi quý vị còn thiếu một nửa số đó. Thì lúc đó quý vị sẽ gặp rắc rối. Quý vị sẽ cảm thấy căng thẳng, làm gì cũng rất thận trọng. Quý vị sẽ trở nên không tự tại. Bởi vì quý vị sẽ luôn phải sống xứng đáng với danh tiếng mà người ta kỳ vọng quý vị phải là vậy. Khi đó sẽ khó làm được việc gì. Làm một cách ngẫu nhiên thì thoải mái hơn. Tại vì mọi người sẽ không kỳ vọng gì ở quý vị.

Mọi người sẽ nghĩ: “À, người đó là vậy đó. Không cần nhìn ông ta. Ổng không có nghiêm túc gì đâu. Chẳng có gì đâu, không có ai muốn ổng đâu. Ổng luộm thuộm, xuề xòa, thô tục, ăn uống chơi bời, hưởng thụ cuộc sống. Ổng chẳng là gì hết. Đừng quan tâm đến ổng. Không cần để ý đến ổng. Ổng không tranh đua. Còn tôi như vầy đây, rất có đạo đức, người ta chắc chắn sẽ thích tôi. Ông đó có là gì đâu?” Chuyện là vậy đó. Quý vị không tranh đua. Không ai kỳ vọng gì từ quý vị. Quý vị sẽ làm mọi việc… (Suôn sẻ.) Hả? (Suôn sẻ.) Suôn sẻ, bởi vì quý vị âm thầm làm việc. Quý vị làm những việc đàng sau… giống như quý vị đang mỉm cười sau mặt nạ của mình mà không ai thấy. Quý vị có thấy loại mặt nạ đó chưa? Mặt nạ cứng nhắc. (Dạ thấy.) Nó che hết khuôn mặt, chừa ra hai mắt. Rồi, nếu quý vị cười hay khóc sau mặt nạ, không ai thấy.

Tương tự như vậy, ở thế giới này, nhiều khi nếu chúng ta thật sự muốn giúp tha nhân, chúng ta phải không để ý người ta nghĩ gì về mình, như… Quả thật, nếu… Nếu chúng ta thật sự muốn được danh tiếng thì dễ, rất dễ. Quý vị chỉ cần quảng cáo hay, có những cách dọn đường hay. Sau khi dọn đường được vài năm, người ta sẽ biết quý vị giỏi. Sau đó, ví dụ, nếu quý vị muốn ứng cử tổng thống, điều đó sẽ rất tiện lợi. Nếu quý vị thực sự muốn ứng cử tổng thống, quý vị phải dọn đường cho mình trước, làm bộ như không muốn tranh cử. Quý vị chuẩn bị trước, chào hỏi mọi người, đi thăm từng ngôi chùa, nhà thờ và thăm tất cả đoàn thể, các tổ chức, v.v., v.v.. Sau một thời gian, mọi người sẽ mời quý vị, nói: “Xin mời, xin mời! Tôi thấy anh là người có đạo đức nhất cả nước. Anh có phong thái của một người tu hành”. Vậy đó. Rồi quý vị nói: “Ồ, không đâu! Tôi thấy ngại quá!” Rồi, sau khi mọi người liên tục mời quý vị nhiều lần, quý vị nói: “Thôi được! (Thôi được!) Ngại quá”. (Thật sự cảm thấy ngại.) “Tôi thật sự cảm thấy ngại. Nhưng quý vị có thể mời tôi lần nữa”. Mời lần nữa? Đề cử? Hả? (Đề cử lần thứ hai.) Đề cử (Ra tranh cử)? Thí dụ như vậy. Do đó, tất cả đều là đạo đức giả và danh tiếng giả.

Một người thật sự có đạo đức và danh tiếng tốt, thì thường thường bề ngoài họ nhìn không phải vậy. Chân nhân bất lộ tướng. Tôi không có ý nói ai ở đây. Ý tôi là cả thế giới. Đôi khi người ta nói chính trị phải như thế đó. Tôi học được từ họ. Nghe nói vậy. Đôi khi, hòa mình với họ, tôi nghe được những điều thú vị. Có lẽ một ngày nào đó tôi sẽ muốn tranh cử tổng thống. Thành ra tôi nên học trước. Không bao giờ dùng tới cũng không sao. Dù sao cũng không hại gì. Lỡ tôi muốn sao? Thì tôi sẽ biết cách làm. Nếu không sẽ quá trễ, phải không? Tôi đã già rồi. Nếu không học bây giờ thì khi nào mới học đây? Nói giỡn chơi thôi nha. Tôi không phải là người Đài Loan (Formosa). Không phải đối thủ cạnh tranh của quý vị. Đừng lo. Dường như có điều kiện là tôi phải sinh ở đây mới được. (Dạ, Sư Phụ có thể. Sao không thể?) Tôi là người Hoa. Ý tôi là, tôi có một chút dòng máu người Hoa. Tên tôi cho thấy có một chút, có một giọt cũng được mà. Thế thì tôi sẽ đổi tên mình thành tên Đài Loan (Formosa). Rồi sẽ làm được. Và sau đó học đôi chút phương ngữ Đài Loan (Formosa) là thật tuyệt rồi.

Thời xưa có một người… Không biết tên ông ấy là gì nữa, tôi quên rồi. Ông ấy giỏi hơn vua. Nhà vua rất sa đọa và tham lam, trong khi ông lại rất rộng lượng. Sau đó ông có được đất nước và ngai vàng. (Dạ Vua Văn.) (Vua Văn nhà Chu.) Vua Văn nhà Chu? Ông có phải là vị vua tốt không? (Vị vua tốt nhất. Ông ấy đến gặp Khương Tử Nha…) (Ông ấy vốn là chư hầu.) (Một trong những chư hầu và sau đó trở thành vua. Ông ấy đến mời Khương Tử Nha làm quân sư.) Có lẽ là như thế. Có lẽ Ông làm mọi việc tốt hơn vua, nên sau này người ta mời Ông lên làm Vua. Nếu Quản Trọng muốn làm người tốt thì ông cũng có thể chiếm vị trí của Tề Hoàn Công. Bởi vì vào thời điểm đó, danh tiếng của Tề Hoàn Công vốn đã rất tệ rồi. Phải không? Quản Trọng không làm điều đó. Ông không thích chiếm ngai của người khác. Ông thích giúp đất nước. Ông là một người yêu nước thật sự. Ông không quan tâm đến danh tiếng của mình. Đến danh tiếng ông cũng quăng vì lợi ích của đất nước. Ông càng làm cho mình trở nên tồi tệ và khủng khiếp hơn, để nhà vua không nghi ngờ ông. Ông giữ danh tiếng của mình thấp hơn nhà vua, để có thể giúp đất nước.

Bởi vì lúc đó tình cờ có vua kiểu này, thì ông làm gì được đây? Nếu giết vua, thì cũng mang tiếng xấu. Nếu có người khác lên làm vua, thì cũng không hẳn khá hơn vua cũ. Ông chỉ tình cờ chiếm được lòng tin của vua, nên ông cứ tương kế tựu kế. Có phải nói như vậy không? Tùy theo hoàn cảnh mà ông làm việc. Nhờ ông mà nước Tề được hưởng thái bình và sau này còn đạt được những vinh dự khác. (Dạ trở thành bá chủ.) Trở thành bá chủ. Phải không? Tề Hoàn Công đâu là gì đâu? Ông đó không đáng giá một xu. Ai cũng biết điều đó. Việc làm tốt nhất của ông ta là [biết] dùng Quản Trọng. Tương tự như vậy, việc làm tốt nhất của Quản Trọng là có thể dùng ông vua ngu ngốc này. Không chỉ dùng vua ngu ngốc thôi, Quản Trọng còn có thể dùng những gian thần bên cạnh nhà vua. Ông không hiềm khích bất cứ ai. Bằng cách này, ông có thể làm mọi việc tốt hơn nữa. Ông đó thực sự rất tuyệt vời, rất thông minh. Nếu những người tu hành có thể học hỏi từ ông thì thật tuyệt vời. Ông thật sự đại lượng. Ông là một người tốt, nhưng không tốt lắm, ý là nhìn từ bên ngoài, bên ngoài thôi. Tôi không có ý nói bên trong ông không tốt. Chỉ là ông không muốn để người ta nghĩ rằng ông rất tốt. Dạng người nào ông cũng có thể chịu đựng được. Thành ra ông mới có thể trị quốc, bình thiên hạ.

Tôi nghĩ Quản Trọng là một người tốt. Giá như tôi có được một người như ông... Sư tỷ này cũng đã tốt rồi. Tôi hài lòng. Khi cô ấy mỉm cười, (Giải quyết mọi lo lắng.) cả thành phố muộn phiền biến mất. Nụ cười thứ hai của cô ấy… sẽ tràn ngập Hồ Thuyền Rồng của chúng ta ở đây. Được rồi. Nhiều khi đọc những câu chuyện thời xưa, chúng ta có thể học hỏi được gì đó. Do đó, nếu muốn bình luận hay là hiểu ai đó, chúng ta phải dùng trí huệ để hiểu sâu sắc người đó là dạng người như thế nào. Chúng ta không thể đánh giá họ qua bề ngoài thôi. Chúng ta phải nhìn vào kết quả của việc họ làm, kết quả từ hành vi của họ. Đừng chỉ nhìn vào hành vi của họ. Đừng chỉ nhìn bề ngoài của họ mà không… Phong thái, thói quen hay là cách làm việc của họ đôi khi có thể gạt chúng ta. Nếu kết quả việc làm của họ là tốt, thì tốt. Tương tự như vậy, đôi khi…

Như ở Âu Lạc (Việt Nam), cũng có một thừa tướng không có danh tiếng tốt. Tên ông là Trần Thủ Độ. Có lẽ quý vị không biết ông ấy. Ông ấy rất nổi tiếng. Khi ông còn sống, mọi người đều trách mắng ông. Lịch sử ghi rằng ông ấy không giỏi. Lịch sử cũng ghi rằng Quản Trọng không giỏi lắm. Tôi không biết lịch sử ghi ông ấy giỏi đến mức nào, nhưng con cháu của ông không có danh tiếng hay bất cứ điều gì tương tự, không thể… có được quyền lực và sự giàu có như Quản Trọng. Ông thật sự hết lòng vì dân, không để lại tiếng tăm cho hậu duệ. Đó là lý do con cháu của ông không có được danh tiếng tốt nào. Hiểu không? Ông không để chức vị quan lại cho con cháu. (Không có quyền thế cho họ.) Không để lại quyền thế cho con cháu. (Đem lại lợi ích cho con cháu.) Làm lợi ích cho tổ tiên, con cháu? (Nghĩa là truyền chức vị quan lại.) Đúng, đúng. Không có truyền lại. Không ai tôn trọng họ, nói rằng: “À, đó là con cháu của Thừa tướng Quản” hay gì đó. Không, không. Không ai chú ý tới.

Photo Caption: Chân Tánh Thì Sáng Ngời, Cho Tới Khi Bị Ô Nhiễm!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-22
325 Lượt Xem
30:28

Tin Đáng Chú Ý

3 Lượt Xem
2024-11-21
3 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android