Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Trích Sách Của Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư ”Bí Quyết Thanh Thản Tu Hành,” Phần 1/2

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Để thật sự trở thành một vị Phật, chúng ta phải hoàn mỹ về mọi mặt, không phải chỉ hoàn mỹ ở một khía cạnh nào đó thôi. Nếu chúng ta chỉ bao dung, nhưng không bao giờ phê bình, thế cũng chưa tốt lắm! Chẳng hạn như, có lúc thay vì nên rầy la và dạy dỗ người nào đó, thì quý vị lại khen họ, như thế chỉ làm hư họ và làm hại khả năng phán xét của họ trong việc tu hành. Vì vậy tôi nói: “Âm (Phủ định), Dương (Khẳng định) quân bình mới thành Phật.”

Chúng ta không thể đạt Thiên Đàng chỉ trong một bước. Việc tu hành cũng giống như vậy. Miễn sao mỗi ngày chúng ta tinh tấn tu hành, thì khi thời điểm đến, sẽ đạt được kết quả một cách tự nhiên. Cũng giống như nuôi dưỡng con cái: Miễn sao lo cho các con chu đáo mỗi ngày, các con sẽ tự lớn khôn.

Cứ tiếp tục tinh tấn tu hành, đừng bám víu vào kết quả. Vài đồng tu nói với tôi rằng họ không thấy thể nghiệm gì trong thiền định. Tôi nói thấy cảnh giới là chuyện không cần thiết. Nếu tâm an định hơn, nếu tâm an định hơn, nếu cảm thấy yên ổn hơn, nếu có niềm tin và vui vẻ, và nếu cảm nhận được lực lượng bảo hộ của Thượng Đế, thì chúng ta đã có những thể nghiệm quý báu nhất rồi.

Tôi nghe nói cười là liều thuốc bổ có thể chữa được bá bệnh. Người Trung Hoa có câu nói: “Mỗi ngày ta phải cười ba lần cho thật thỏa thích.” Vậy thì ngày hôm nay chúng ta đã cười bao nhiêu lần rồi? Nhiều quá đếm không hết phải không? Thảo nào có người buộc tội tôi không được nghiêm chỉnh cho lắm. Họ nói thay vì giảng giải kinh điển, tôi cứ mãi kể truyện cười. Đó là vì kể truyện cười thuộc chuyên môn của chúng ta. Cho nên nếu có người nào hỏi, thì chỉ nói với họ chúng ta thuộc “Đạo Cười!”

Nếu Phật mà đau khổ thì đó là Phật khổ, Phật vô dụng. Nếu làm Phật mà không thể cười được thì thành Phật để làm chi? Ở Tây Phương cũng có câu nói: “Một thánh nhân đau khổ là thánh khổ.” Do đó, chúng ta có thể biết được đẳng cấp tu hành của mình cao chừng nào bằng cách xem mỗi ngày cười được bao nhiêu lần. Chúng ta có thể đo lường đẳng cấp tu hành bằng tiếng cười, không cần phải đợi sau khi bắt đầu tu Pháp Môn Quán Âm với một vị Minh Sư mới biết được. Những ai không thể cười được đều là Phật khổ. Họ quá nghiêm khắc. Họ chưa đủ cởi mở. Nếu chúng ta không có tâm cởi mở và thái độ khoan dung, thì thành Phật có ích gì?

Càng tu hành nhiều, thì càng thoải mái. Chúng ta không còn cảm giác tội lỗi nào nữa. Không gì có thể trói buộc và không định kiến nào có thể đàn áp mình. Tâm chúng ta trở nên rất bao dung, như không khí, như đại dương. Không bị giới hạn bởi bất kỳ thành kiến hoặc bị buộc bởi bất kỳ truyền thống hay phong tục nào. Tâm chúng ta trở nên rộng mở. Đó là lý do chúng ta dễ cười. Chúng ta có thể cười cho dù không có lý do gì để cười bởi vì bên trong mình thật vui sướng.
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-22
2 Lượt Xem
31:45

Tin Đáng Chú Ý

128 Lượt Xem
2024-11-20
128 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android